Cạnh tranh là chủ đề không bao giờ ngừng hot trên thế giới hiện nay và ngay cả ngành tuyển dụng cũng không ngoại lệ. Nhà tuyển dụng hiện nay, để tìm ra được một nhân viên phù hợp cho công ty, họ thực sự phải bỏ ra rất nhiều chất xám, không chỉ phải chuẩn bị nhiều câu hỏi chuyên môn, mà thậm chí còn phải chuẩn bị rất nhiều câu hỏi không liên quan đến công việc. Mặc dù những câu hỏi này đều khá "xảo trá", nhưng luôn có những ứng viên có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng.
L., 25 tuổi, có 2 năm kinh nghiệm việc làm, vì công ty trước gặp phải mấy đồng nghiệp không như ý vì vậy anh muốn tìm một công việc khác. L. cũng giống như bao người, áp dụng sách lược cưỡi lừa tìm ngựa, anh tìm những công ty mà mình ưng ý qua mạng rồi mới nộp CV.
Vài ngày sau, L. nhận được thư mời ứng tuyển từ một công ty với chức vụ ứng tuyển là giám đốc kinh doanh. Cùng anh tham gia phỏng vấn còn có 3 người khác.
Nhà tuyển dụng hỏi sơ qua về thông tin cá nhân của 4 ứng viên, sau đó hỏi họ một vài câu hỏi chuyên ngành, rồi cuối cùng đưa ra một câu hỏi cho 4 người như sau: " Nếu người bạn không gặp đã 10 năm mời bạn đi ăn cưới, vậy bạn có đi không? Nếu đi thì sẽ đi phong bì bao nhiêu? ".
Ứng viên thứ nhất trả lời: " Tôi sẽ không đi, nhưng tôi sẽ nói với người bạn đó rằng công việc của mình khá bận rộn, hai người cũng không ở cùng một thành phố nên không thể tham dự được, nhưng tôi sẽ gọi điện thoại chúc mừng, đồng thời nhờ gửi cho cậu ấy phong bì 200. "
Ứng viên thứ hai đáp: " 10 năm rồi không liên lạc, có thể thấy quan hệ của chúng tôi khá bình thường, trong trường hợp này tôi sẽ vờ như không biết, dù sao sau này cũng chẳng nhờ vả nhau điều gì, tôi sẽ không đi, cũng sẽ không gửi phong bì. "
Ứng viên thứ ba nói: "T ôi sẽ không đi, cũng sẽ không gửi phong bì, bởi lẽ một người đã 10 năm rồi không liên lạc, nhưng tới lúc kết hôn lại nhớ đến tôi, há chẳng phải là mong tiền mừng hơn mong người, với kiểu người như này, thông thường trong mắt anh ta sẽ chỉ có tiền, đợi tới lúc bạn cưới muốn mời họ, chỉ sợ họ đã đi đâu mất tiêu, vì vậy, tôi lựa chọn lờ đi, không đi. "
Ứng viên cuối cùng, cũng chính là L., đáp: " Nếu 10 năm rồi không liên lạc, anh ta vẫn mời tôi, cho thấy anh ta vẫn còn nhớ tới tôi, nếu tôi rảnh, nhất định sẽ tham gia hôn lễ, dẫu sao cũng từng là bạn học với nhau. Còn về phong bì, nếu tôi có tiền, tôi sẽ mừng nhiều hơn một chút; nếu kinh tế kẹt, tôi sẽ mừng ít đi. Phong bì mừng cưới tôi sẽ căn cứ vào quan hệ giữa hai người để quyết định. Bạn bè nhiều, đường mới dễ đi, mặc dù trước đó không có liên lạc gì, nhưng sau này qua chuyện này biết đâu ngày nào đó lại có dịp giúp đỡ lẫn nhau! Con người mà, nghĩ tích cực lên một chút. "
Sau khi nghe xong 4 câu trả lời, nhà tuyển dụng quyết định chọn L.
Thực ra, nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này là để kiểm tra năng tư duy phản ứng của ứng viên, đối với một người làm trong ngành bán hàng mà nói, quan hệ xã giao là vô cùng quan trọng, suy nghĩ vấn đề phiên dịch không thể chỉ đứng trên lập trường của mình, phải suy nghĩ vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, "phân tán" tư duy, có như vậy thì dù có gặp phải đề khó, bạn đều có thể nghĩ ra được phương pháp giải quyết.
Nếu là bạn, một người bạn 10 năm không liên lạc bỗng nhiên mời bạn tham dự đám cưới của họ, bạn sẽ đi hay không? Và nếu đi, bạn sẽ mừng bao nhiêu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét